Epoxy và Polyurea đều là những loại sơn phủ. Tuy nhiên các loại sơn này lại có những điểm khác nhau. Hãy cùng so sánh giữa Epoxy và Polyurea để hiểu thêm về hai loại sơn phủ này.
Đều là sơn phủ bảo vệ bề mặt
Loại sơn phủ Polyurea
Cả Epoxy và Polyurea đều là những loại sơn phủ có dụng bảo vệ cho bề mặt sàn khỏi những hóa chất và những vết bẩn giúp chống ăn mòn, hư hỏng. Hiện nay cả hai loại sơn này đều được ứng dụng là lớp phủ trong nhiều công trình ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.
| Polyurea | Epoxy | Polyurethane |
Thời gian khô cứng | 1 ngày | 6-8 ngày | 2-4 ngày |
Nhiệt độ thi công ( độ C ) | -34 đến 60 | >10 | -6 đến 43 |
Độ liên kết với bê tông | Rất tốt | Rất tốt | Yếu |
Độ co giãn | Rất tốt | Thấp | Tốt |
Độ linh hoạt | Tốt | Không có | Tốt |
VOCs | Rất thấp | Thấp | Cao |
Mùi | Không | Có | Có |
Kháng xăng dầu | Cao | Thấp | Cao |
Kháng hóa chất | Cao | Thấp | Cao |
Chống UV | Cao | Không có | Cao |
Có thể sử dụng ngoài trời | Có | Không | Có |
Chịu sốc nhiệt | Tốt | Không có | Tốt |
Ưu và nhược điểm của sơn phủ Epoxy
Có thể kể đến những ưu điểm của loại sơn phủ Epoxy như: lớp phủ này có nhiều độ dày khác nhau, trong công trình nếu như có sự chuẩn bị chính xác bê tông sẽ giúp cho liên kết Epoxy rất tốt, liên kết này sẽ giúp tái tạo bề mặt hoặc làm mới những bề mặt sàn cũ. Lớp phủ Epoxy dày có tác dụng chịu va đập tốt.
Loại sơn phủ Epoxy
Tuy nhiên, sơn phủ Epoxy cũng có những nhược điểm như: lâu khô từ 5-7 ngày, tuổi thọ kèm 3-5 năm. khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ chuyển sang màu vàng, không linh hoạt trong việc co giãn khi thay đổi nhiệt độ dễ bị nứt do tác động nhiệt, không được chuẩn bị đúng cách thì sơn phủ Epoxy sẽ khó khô hơn và không đãm bảo chất lượng
Ưu, nhược điểm của sơn phủ Polyurea
Polyurea linh hoạt hơn Polyurea và nó hấp thụ tác động tốt hơn so với sơn phủ Epoxy. Chính sự linh hoạt này cũng giúp tăng khả năng chống mài mòn. Ngoài ra thì sơn phủ Polyurea cũng có khả năng chống hóa chất tốt hơn sơn phủ Epoxy. Ngoài ra, sơn phủ Polyurea còn có khả năng chống lại tia UV nên nó sẽ không bị vàng đi theo thời gian, không hóa chất độc hại, không dung môi đáp ứng yêu cầu khắc khe trong yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm. Co giãn nhiệt tốt phù hợp vơi các sàn của nhà máy đông lạnh. Đồ bền tuổi thọ trên 20 năm.
Bên cạnh những ưu điểm, loại sơn này cũng có một số nhược điểm như: đòi hỏi đội ngủ thi công phải có kỹ thuật và phải có hệ thống máy phun chuyên dụng.
Nên sử dụng loại sơn phủ nào?
Sơn phủ Polyurea sẽ mang đến hiệu suất tốt nhất khi sử dụng
Cả 2 loại sơn phủ đều có những ưu và nhược điểm nhất định, tuy nhiên thì sơn phủ Polyurea sẽ mang đến hiệu suất tốt nhất khi sử dụng. Nó có khả năng chống mài mòn và kháng hóa chất cao hơn sơn phủ Epoxy.
Ngoài ra thì sơn phủ Polyurea cũng có thời gian khô nhanh chóng hơn sơn Epoxy rất nhiều. Loại sơn phủ Epoxy thường đòi hỏi thời gian khô ít nhất là 1 ngày hoặc 72 giờ. Còn khi sơn phủ Polyurea thì sàn có thể hoạt động trở lại sau vài giờ.
Trên đây là những so sánh giữa Epoxy và Polyurea, hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nhất khi muốn lựa chọn một trong hai loại sơn này.