Với các mái tôn nhà xưởng lớn,khi phủ Foam PU cách nhiệt nếu thi công không gia cố lại kết nối giữa mái tôn và xà gồ thép, đặt biệt là vị trí ghép nối giữa 02 mép tôn. Khi có gió lớn gây rung lắc dễ xảy ra tình trạng phá vở kết nối của lớp PU Foam gây nên hiện tượng đứt gẫy, bong tróc ảnh hưởng rất lớn đến công trình. Vì vậy Công ty Smatek xin gửi đến quí khách hàng bảng phương án chi tiết để sửa chữa các sự cố trên:
- THIẾT BỊ VẬT TƯ
- Máy móc xử lý bề mặt
Mã máy | Loại máy | Quy cách | Hiệu suất |
MM 02 | Máy mài cầm tay | 220v x 3.7 A | 500m2/máy-ngày |
MC 03 | Máy cắt PU Foam | 220v x 5.0A | 500m2/máy-ngày |
MR 04 | Máy phun rửa cao áp | 220V × 3hp - 35kg | 900m2/máy ngày |
LT | Dụng cụ lăn tay phủ lớp lớp Prime | Nhiều cở |
|
- Máy phun vật liệu
Mã máy | Loại máy | Quy cách | Hiệu suất |
GM 01 | Máy phun PU foam chuyên dụng GUSMER H3500 ( Thương hiệu: USA) | 220v x 50A | Độ dài ống 90m, công suất 12-15lit/ phút |
MN HTC | Máy nén khí Hitachi | 220v x 25A | 3,7Kw, 160 lit |
ULTRA 490 | Máy phun Topcoat Graco Ultra 490 | 220 V x 10A | 900m2/máy ngày |
MBV | Máy bắn vít cầm tay | 18v x 2A |
|
- Nguyên Vật liệu sử dụng
Mã Vật liệu | Chi tiết | Quy cách | Xuất xứ |
PL Primew | Polyurethane primer (lớp kết dính gốc polyurethane) Hãng sản xuất: Korea Petrolium
| 17L/ Can | Korea |
PU Foam 6000 | Poluyrethane Foam Tỷ trọng 25kg/m3 , Close cell ( chống thấm nước) | Iso 220kg/ Can Poly (PAPI) 200Kg/Can | DOW CHEMICAL VIETNAM |
Topcoat | Topcoat Sơn phủ chống chịu thời tiết, hóa chất
| Resin 15kg/can Hardener 3kg/can
| Kore |
II. BIỆN PHÁP THI CÔNG
- Hiện trạng công trình:
- Xác định mức độ thiệt hại thông qua kiểm tra tại chỗ chi tiết (trực quan, vật lý phân tích, bản vẽ, báo cáo) và xác định loại thiệt hại đã xảy ra
Thiết hại trên có thể do tác động cơ học của gió và 1 số vị trí tôn không được bắn vít cố định vào khung xương nhà, khi gió lớn hiện tượng rung lắt mái tôn gây ảnh hưởng đến kết cấu của lớp phủ PU Foam như trên
- Biện pháp xử lý thi công
- Dùng máy cắt foam: Cắt gọt, bóc dỡ các vị trí PU foam bị bong tróc , gẫy vở: lưu ý bỏ dở cả các mảng PU Foam tách lớp ( không bám vào bề mặt tôn) để xử lý dứt điểm hiện tượng tách lợp lan rộng sau này.
- Dùng máy mài: Máy mài, máy chà nhám mài sạch lớp Foam cũ còn bám dính trên bề mặt tôn
- Bổ sung bắn thêm vít cố định vị trí các mối ghép nối giữa 02 mép tôn bị mất đinh vít: Lưu ý kiểm tra kỹ các vị trị đinh vít gắn kết mái tôn và xà gồ đãm bảo các mối ghép nối giữa 02 mép tôn chắc chắn để đãm bảo có thể dùng băng keo siêu chắc chuyên dụng để dán 2 mép tôn lại.
- Phun nước áp lực cao vệ sinh sạch bề mặt trước khi phun foam: Dùng máy phun với áp lực nước từ 1800-2000Psi phun vệ sinh làm sạch bề mặt tôn đã mài . Trước khi thi công lớp lót phải để bề mặt tôn và PU foam xung quang đãm bảo khô ráo trong điều kiện nắng nóng từ 30-60 phút.
- Thi công lớp lót Prime: Để tăng độ bám dính giữa lớp tôn và PU foam, giữa Lớp PU foam cũ và Pu Foam mới, nên tiến hành dùng rulo hoặc cọ lăn 1 lớp lót prime dày từ 05-1mm trên bề mặt tôn và pu foam xung quang.
- Phun foam: Dùng máy phun Gusmer H3500 phun 1 lớp PU Foam tỷ trọng 25Kg/m3 vào vị trí lớp Prime đã thi công trước đó, lưu lý phải phun lớp foam mới đè chồng lên lớp foam cũ dày từ 3-5mm và rộng ra xung quanh từ 10-20cm.
- Phủ Topcoat: Dùng máy Ultra 490 phun 1 lopwsTopcoat dày 2-3mm để bảo vệ lớp PU Foam bên dưới chống chịu tia UV tăng khả năng chống thắm nước tăng độ bền cho lớp Foam.
- Kiểm tra hoàn thiện công trình: Kiểm tra các vị trí dặm vá PU Foam xem các mối nối có bị tách lớp không? Độ dày có đồng nhất với lớp Foam củ hay không? Nếu đãm bảo các yếu tố trên tiến hàng bàn giao công trình.